Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Theo lý thuyết mà nói thì con gái cần làm mới mình mỗi ngày... Một nút F5 cho chính mình... bằng việc tạo một blog và... viết. Chỉ là một chút suy tư... Chỉ là muốn có thêm trải nghiệm... Chỉ là muốn làm một cái gì đó thay đổi chính bản thân mình... Chỉ là muốn không cô độc trong thời đại mà người người đều gặp nhau qua net, ăn với net, ngủ với net... Chỉ là một chút chạnh lòng bởi những tối coffee anh chăm chú nhìn vào màn hình máy tính đến quên người ngồi bên cạnh... Chỉ là nghĩ cho sau này, em sẽ không lạc lõng giữa chính cuộc đời mình và đời anh... Chỉ là muốn có chút gì đó có thể giúp anh những khi anh mệt mỏi... Chỉ là một chút buồn từ lời anh nói.. . Và chỉ là... đơn giản chỉ là một chút vẩn vơ!

Tổng số lượt xem trang

Được tạo bởi Blogger.

Archive for 2014

Cách viết status in đậm, in nghiêng, gạch ngang trên G+

Được ông anh trên Facebook chia sẽ cách viết status in đậm, in nghiêng, gạch ngang trên G+ nên hôm nay mình xin hướng dẫn cách chèn từ in đậm, in nghiêng, gạch ngang các bạn làm như sau khi viết status trên google plus như sau:

Cách viết status in đậm, in nghiêng, gạch ngang trên G+


*Thiều Kim Trọng*  = > Thiều Kim Trọng
_Thiều Kim Trọng_  = > Thiều Kim Trọng
-Thiều Kim Trọng- = > Thiều Kim Trọng


Cách viết status in đậm, in nghiêng, gạch ngang trên G+
Thêm chú thích
cach viet status in dam, in nghieng, gach nang trên G+


Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng

Cách tạo thumbnail cho bài viết về video trên blogspot

Với những bài viết có hình ảnh thì một số template blogspot sẽ lấy hình ảnh đầu tiên làm ảnh thumbnail cho bài viết đó ở trang chủ. Vậy, nếu bài viết là video như bài viết "cách tạo một địa điểm check in mới trên Facebook" thì bạn phải làm thế nào để xuất hiện thumnail ở trang chủ như hình bên dưới? Hôm nay, mình xin hướng dẫn cách tạo thumbnail cho bài viết về video trên blogspot như sau:


Cách tạo thumbnail cho bài viết về video trên blogspot

Rất đơn giản, bạn chỉ cần copy đoạn code này <img border="0" src="http://i2.ytimg.com/vi/J6l7KRJeVaA/0.jpg" height="0" width="0" /> để ở cuối bài viết và thay đoạn mã màu đỏ trên bằng đoạn mã clip của bạn là được.

cach tao thumbnail cho bai viet ve tren blogspot

Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng



Công cụ online hỗ trợ SEO (Phần 1)

Hôm nay, mình xin chia sẽ về các công cụ online hỗ trợ SEO (Phần 1) dành cho các SEOer, ở chủ đề này mình chỉ đi qua những công cụ online SEO cơ bản cũng như giới thiệu sơ lược từng công cụ, chứ không đi sâu phân tích.

Các công cụ online hỗ trợ SEO mình muốn chia sẽ trong phần 1 này bao gồm:


1. Kiểm tra tốc độ site: 



cong cu ho tro seo online


2. Kiểm tra trùng lặp nội dung:

Hiện tại mình dùng công cụ copyscape: http://copyscape.com để kiểm tra trùng lặp nội dung. Để kiểm tra theo văn bản từ file word bỏ vào bạn cần nâng cấp tài khoản lên Premium. Một lần kiểm tra mất khoảng 1k VNĐ. Dùng miễn phí thì được 10 lần cho 1 IP.

cong cu online ho tro seo


3. Tạo sitemap online:

Bạn vào trang  http://xml-sitemaps.com để tạo sitemap.

4. Kiểm tra thứ hạng từ khóa:


  •  Helu của a Thường: http://ranking.helu.vn/ công cụ này check bằng IP Việt Nam khá nhanh và chính xác, nhưng đôi khi server gặp xự cố thì không check được hoặc có 1 số domain thì không check được với keyword có dấu.

cong cu online ho tro seo


5. Phân tích từ khóa:



Hy vọng với 5 công cụ online hỗ trợ SEO trên sẽ giúp bạn được nhiều trong công việc. Nếu còn hứng thú xin mời đón xem công cụ online hỗ trợ SEO (Phần 2) nhé.

Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng

Cách sửa lỗi khi seach google bị cache, we are sorry

Những công ty chuyên về TMDT có phòng SEO hay Content thì mật độ search (tìm kiếm) trên google từ một IP mạng duy nhất thường hay được bạn Google bảo nhập cache hoặc "we are sorry" làm cho việc tìm kiếm cũng như tiến độ công việc chậm  lại. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi cache, we are sorry?

2 cách sửa lỗi khi seach (tìm kiếm) trên google bị cache, we are sorry để bạn cải thiện điều đó.

Cách sữa lỗi khi seach google bị cache, we are sorry
Thêm chú thích

Cách 1: Xóa Cookies của trình duyệt web.

Cách 2: Sử dụng một trong những dãy IP sau để search (tìm kiếm) trên google khi bị cache hoặc we are sorry

Cách sữa lỗi khi seach google bị cache, we are sorry


 113.171.245.157
 113.171.245.168
 113.171.245.178
 113.171.245.163
 113.171.245.177
 113.171.245.167
 113.171.245.172
 113.171.245.187
 113.171.245.153
 113.171.245.183
 113.171.245.173
 113.171.245.182
 113.171.245.148
 113.171.245.162

Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng

6 yếu tố đo lường thái độ làm việc của bạn

Về mặt nguyên lý, thái độ là một yếu tố bên trong con người nên không thể định nghĩa và đo lường được. Tuy nhiên, cũng như các định nghĩa và thang đo về tính cách con người, chúng ta có thể dự đoán được khá chính xác thái độ của một người thông qua nhận thức  và hành vi của họ.

Tập hợp các nhận thức và hành vi này được hệ thống lại trong từ điển năng lực. Đáng tiếc là, dù từ điển năng lực phải bao gồm 3 mảng kiến thức, kỹ năng và thái độ thì hầu hết các từ điển năng lực hiện có trên thị trường chỉ làm tốt 2 mảng kiến thức và kỹ năng, còn mảng thái độ gần như khuyết hoàn toàn. Một số từ điển cũng có phần thái độ nhưng nhìn chung là họ nhầm lẫn qua tính cách. Do đó, phần quản trị thái độ nhân sự hiện nay ở các công ty gần như là con số 0.

6 yếu tố đo lường thái độ làm việc của bạn

Chuyên gia của WapoGroup một đơn vị tiên phong xây dựng từ điển thái độ thì thái độ làm việc của một nhân viên không hẳn là trùng khớp với thái độ của họ trong cuộc sống. Có nhiều người cuộc sống và công việc là hai thái độ khác nhau, nên đôi khi chúng ta không thể đem đánh giá thái độ sống vào thái độ trong công việc được. Thái độ làm việc có những yếu tố đặc thù của nó. Trong từ điển thái độ của WapoGroup, các chỉ số đo lường sẽ tùy vào từng công ty (quy mô, ngành, giai đoạn…) nhưng có 6 chỉ số bắt buộc phải đo lường cho mọi nhân viên trong mọi công ty ở mọi quy mô, bao gồm:

1. Chỉ số tuân thủ mệnh lệnh cấp trên: Thể hiện sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh được cấp trên giao cho của người nhân viên. Đồng thời, nó cũng thể hiện mức độ tuân thủ của người nhân viên đối với nội quy, quy định, quy trình làm việc của công ty.

2. Chỉ số chủ động trong công việc: Nói lên mức độ làm chủ công việc của người nhân viên. Nó là sự kết hợp giữa Lãnh đạo và quản lý công việc với Lãnh đạo và quản lý bản thân; hay nói đúng hơn là nắm thế chủ động trong công việc.

3. Chỉ số trung thực: trung thực ở đây trước hết là trung thực với lòng mình, trung thực với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới trong công việc. Trung thực ở đây không phải chỉ là không nói dối mà trung thực là không che dấu những thông tin có liên quan đến công việc về bản thân, về công việc, về kết quả công việc của mình hay của người khác mà mình biết được.

4. Chỉ số tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công việc: Tổ chức được lập ra là để thực hiện những công việc mà một cá nhân hoặc một nhóm người ô hợp không thể thực hiện được. Một tổ chức hoàn toàn khác một nhóm người ô hợp. Sự khác biệt giữa một tổ chức và một nhóm người ô hợp là trong nhóm người ô hợp thì mạnh ai nấy làm theo ý của mình, còn một tổ chức thì có sự hợp tác và thống nhất ý chí hành động của tất cả mọi người lại thành một, chính điều này tạo nên sức mạnh của tổ chức. Nếu những thành viên trong một tổ chức chỉ toàn là những người làm việc một mình, thiếu tinh thần đồng đội, thiếu sự hợp tác với đồng nghiệp thì sức mạnh của sức mạnh của tổ chức sẽ bị suy yếu.

5. Chỉ số khả năng học hỏi và phát triển: Thế giới luôn luôn thay đổi và phát triển, do vậy một tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển để bắt kịp xu thế của thời đại. Điều này có nghĩa là từng thành viên trong tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển. Nếu một cá nhân trong tổ chức dừng lại thì sẽ biến thành vật cản cho sự phát triển của tổ chức.

6. Chỉ số động lực làm việc: động lực làm việc là yếu tố thúc đẩy người nhân viên làm việc. Nó chịu sự chi phối của nhiểu yếu tố thành phần khác như nhu cầu, giá trị, sự yêu thích công việc, kết nối sứ mệnh với công ty, sự cảm phục với người lãnh đạo, mức độ thỏa mãn công việc.

Như vậy, từ điển thái độ sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện khung năng lực chuẩn của công ty, đưa ra được những đánh giá chính xác và được sự đồng thuận của toàn thể nhân viên. Nên doanh nghiệp sẽ ra quyết định đúng đắn hơn trong việc đánh giá, đãi ngộ, đào tạo và phát triển nhân viên. Với tỉ lệ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của yếu tố thái độ là 75%, hiệu suất nguồn nhân lực sẽ được nâng cao với mức đầu tư ngân sách tiết kiệm hơn.

Nguyễn Thùy Liên ProSales

CEO Thái Hà Books: 'Khi tuyển dụng, tôi thấy ứng viên có 2 bằng là tôi đuổi luôn'

Học 1 lúc 2 bằng bạn khó có thể có kiến thức chuyên sâu, cái gì cũng hời hợt và khi vào làm việc rất chung chung, khó thành công.


Tuyển dụng chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng đối với doanh nghiệp. Theo khảo sát của công ty kiểm toán PWC, hơn 60% doanh nghiệp được khảo sát cho biết khó tuyển dụng nhân sự phù hợp tại Việt Nam. Nguyên nhân hàng đầu được các doanh nghiệp nêu ra đó là thiếu nhân lực ứng tuyển vào các vị trí.
Trong khi doanh nghiệp đang khát nhân sự thì hàng năm, có hàng triệu sinh viên ra trường không xin được việc làm. Đây là nghịch lý khá đau đầu cho thị trường nhân sự Việt Nam.
Theo tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Thái Hà Books, thực trạng này tồn tại do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần lớn đến từ nhà trường và bản thân các ứng viên.
- Đầu tiên, ông có thể cho biết cái nhìn khái quát của ông với thị trường nhân sự Việt Nam?
Thống kê cho thấy 63% sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Như vậy cứ 3 sinh viên tốt nghiệp thì có 2 người không đáp ứng được. Trên 50% sinh viên xin được việc thì làm trái nghề. Những con số cho thấy chất lượng đào tạo của Việt Nam còn kém.
Với nhân sự cao cấp còn khó hơn nữa. Tôi chưa gặp được doanh nghiệp nào nói đủ người. Nhân sự vẫn thiếu mà chúng tôi chẳng tuyển được vì người ứng tuyển không đáp ứng được yêu cầu.
- Theo ông, điều gì dẫn tới tình trạng này?
"Nhiều giảng viên không có thực tế, không biết làm thật công việc mà mình đang đào tạo. 
Giảng viên dạy kế toán mà không biết làm kế toán, người không kiếm được tiền thì lại đi dạy kiếm tiền. Thế thì làm sao có chất lượng của người học được".
Nguyên nhân đầu tiên là khâu đào tạo. Các trường đại học phần lớn chú tâm vào dạy lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu thực tế. Nếu giảng viên không thật sự giỏi, không có chuyên môn tốt thì khó có thể đào tạo ra những sinh viên tốt. 
Hơn nữa, nhiều giảng viên không có thực tế, không biết làm thật công việc mà mình đang đào tạo. Giảng viên dạy kế toán mà không biết làm kế toán, người không kiếm được tiền thì lại đi dạy kiếm tiền. Thế thì làm sao có chất lượng của người học được.
Thứ hai, sinh viên khá thụ động, lười đọc sách tham khảo, chỉ chăm chăm học theo giáo trình, thích thuộc lòng để lấy điểm cao. Các bạn thiếu cọ sát. Nhiều em không đi thực tập, hoặc thời gian thực tập quá ngắn. Đã vậy, khi thực tập lại không làm thật mà chỉ làm chiếu lệ, cho xong trong khi tôi nghĩ thực tập tức là tập làm việc một cách thực sự, thực thụ.
- Có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam không coi trọng sinh viên, khi tỏ ra khắt khe ngay từ khi các bạn nộp đơn xin thực tập. Vậy lấy đâu ra cơ hội nào cho các bạn sinh viên lấy kinh nghiệm?
Thực ra bất cứ cơ quan nào cũng cần tuyển người và mong có sinh viên chất lượng vào thực tập. Tuy nhiên các em sinh viên bằng cách này hay cách khác cần chứng minh cho doanh nghiệp rằng quá trình thực tập của họ không những không làm hại mà còn làm lợi cho doanh nghiệp. 
Nếu các em sinh viên thật sự có thành tích, cam kết, đam mê và quyết tâm chắc chắn được nhận thực tập. Các em có thể không có kinh nghiệm trong chuyên môn, nhưng các thành tích nhỏ như tham gia hoạt động tình nguyện, từ thiện, câu lạc bộ, những đam mê trong chuyên nghành,… sẽ làm cho các doanh nghiệp tin tưởng và nhận vào thực tập. Cũng lưu ý các em tính tự tin trong giao tiếp, cách viết CV khi nộp đơn xin thực tập.
CEO Thái Hà Books: 'Khi tuyển dụng, tôi thấy ứng viên có 2 bằng là tôi đuổi luôn' (1)
DN nào cũng thiếu nhân sự, nhưng hàng năm 2/3 sinh viên tốt nghiệp vẫn không xin được việc làm, hoặc phải làm trái ngành.
- Hiện tại, nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Coca-cola, Pepsi đều có chương trình thực tập sinh cho sinh viên Việt Nam. Một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn như Garena cũng bắt đầu áp dụng chương trình này, tại sao doanh nghiệp Việt Nam lại không áp dụng mô hình đó?
Đúng là mô hình này rất hay, cần được nhân rộng. Hiện tại, các công ty Việt Nam đã bắt đầu nhận. Công ty sách Thái Hà cũng nhận sinh viên thực tập làm việc ngay từ năm thứ nhất, với điều kiện các em phải chứng minh được mình vào đây để cống hiến.
Mặc dù vậy, là chủ một doanh nghiệp, chúng tôi cũng có điều cần lo lắng. Thứ nhất là việc bảo mật thông tin, thứ hai là trách nhiệm và khả năng chuyên môn. Nếu không các em có thể làm hỏng việc, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Như anh biết đấy, mất tiền là mất ít, mất thời gian là mất nhiều, còn mất uy tín là mất tất cả.
- Với Thái Hà Books, doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự giỏi như thế nào?
Với nhân sự phổ thông, chúng tôi tìm kiếm những em sinh viên giỏi, đáp ứng được nhu cầu sau đó đào tạo thêm. Với nhân sự cao cấp thì quả thật là khó. Thời nay người ta tranh dành nhau nhân sự cấp cao. Chúng tôi thường phải tìm kiếm và tìm mọi cách mời và  “rước” người tài về.
- Ông có hay trực tiếp tham gia tuyển dụng không?
Có chứ.
- Vậy ông quan tâm đến điều gì nhất khi nhìn vào CV của ứng viên?
Có 2 chi tiết. Đầu tiên là kinh nghiệm xem ứng viên đã từng làm việc ở đâu, bao nhiêu năm, làm cái gì. Thứ hai đó là người tham chiếu. Nếu người tham chiếu đều là những người có tiếng, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ thì  tất nhiên ứng viên đó sẽ đáng giá hơn.
- Trong vòng phỏng vấn, ông thường đặt câu hỏi nào cho ứng viên?
Tôi đặt nhiều câu hỏi. Đó có thể là những câu hỏi đơn giản như kế hoạch trong 3 năm tới của bạn là gì, bạn chơi thân với ai, thần tượng của bạn là ai. Hoặc đó có thể là những câu hỏi trừu tượng hơn như “khi chết đi bạn muốn người ta ghi gì trên bia mộ của mình?”
- Vậy một câu trả lời như thế nào sẽ khiến ông hài lòng?
Chẳng hạn với câu hỏi về kế hoạch trong 3 năm tới, nếu ứng viên trả lời em sẽ đi học, hoặc sẽ mở một công ty riêng, thì chắc chắn là tôi sẽ không nhận. Đó không phải là những câu hỏi bẫy nhưng thông qua câu trả lời, mình hiểu rõ được ứng viên hơn và biết được họ có phù hợp với công ty không.
"Khi tuyển dụng tôi mà thấy người có 2 bằng là tôi đuổi luôn. Bởi học 1 lúc 2 bằng bạn khó có thể có kiến thức chuyên sâu, cái gì cũng hời hợt và khi vào làm việc rất chung chung, khó thành công".
- Nhiều người hiện đang dịch chuyển từ Bắc vào Nam, vì họ cho rằng miền Nam nhiều cơ hội việc làm hơn. Ông đánh giá thế nào về xu hướng này?
Theo tôi, miền Nam họ thực tế hơn ngoài Bắc. Dân miền Bắc thích lý luận, thích tranh luận nọ kia và đặc biệt thích… khoe khoang bằng cấp. Tôi từng phỏng vấn 1 bạn và hỏi nếu học đại học xong, không xin được việc thì em làm gì. Bạn ấy trả lời tôi là em sẽ học thạc sĩ. Tôi hỏi tiếp nếu học thạc sĩ xong vẫn không xin được việc thì em làm thế nào. Câu trả lời là em sẽ học tiếp lên tiến sĩ.
Trả lời như thế hóa ra  thạc sĩ, tiến sĩ là dành cho những người không xin được việc à? Nó cũng phản ánh thực tế nhiều bạn trẻ học lên cao do không xin được việc. Thế nên khi tuyển dụng tôi mà thấy người có 2 bằng là tôi đuổi luôn. Bởi học 1 lúc 2 bằng bạn khó có thể có kiến thức chuyên sâu, cái gì cũng hời hợt và khi vào làm việc rất chung chung, khó thành công.
Cuối cùng, ông có gợi ý nào cho những người trẻ tuổi để họ có thể tìm được một công việc ưng ý?
Hãy ý thức sớm về công việc, về tương lai của mình. Hãy nghĩ đến việc có NGHỀ chứ không nên nghĩ đến có VIỆC. Tại công ty chúng tôi, nếu có trình độ, chăm chỉ học hỏi, nghiêm túc thì chỉ sau 2 năm là các bạn có thể trở thành nhân sự trung cấp của công ty. Vì vậy tôi luôn khuyến khích các em sinh viên học năm thứ 3 bắt đầu đi làm luôn, để đến lúc ra trường thì các em đã có kinh nghiệm thực tế 2 năm và có thể làm lãnh đạo cấp trung rồi. 
Thực chất, nếu thiếu kinh nghiệm thì cho dù các em học xong 5 năm đại học vẫn không khác gì các em sinh viên năm 3. Cũng nhắc các em sinh viên rằng, khi đi thực tập nghiêm túc tại các cơ quan mà bạn không được trả lương tức bạn đã được đào tạo miễn phí. Mà cái đó gọi là on job training, mà loại training này thuộc loại đắt tiền đấy.
Tôi khuyên các em nên ý thức công việc ngay từ khi còn là sinh viên, chứ đợi đến khi khi ra trường mới đi xin việc thì quá muộn mất rồi.
Xin cảm ơn ông!
Trang Lam
Theo Trí Thức Trẻ

Cách chèn box like fanpage vào website, blog

Làm thế nào để biết cách chèn box like fanpage vào website, blog wordpress, blogger...như hình 1 và hình  2 bên dưới? Đơn giản thôi, sau khi bạn đọc hết bài này sẽ làm  được ngay :).

cach chen box like fapge vao website, blogger
Hình 1: Cách chèn box like fanpage vào blogger

cach chen box like fapge vao website, blogger
Hình 2: Cách chèn box like fanpage vào blog, website WordPress


Hôm nay, Thiều Kim Trọng xin hướng dẫn bạn cách chèn box like fanpage vào website, blog như sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào đường link https://developers.facebook.com/docs/plugins/like-box-for-pages thì giao diện sẽ hiện ra như hình 3 bên dưới. Bạn dán đường link fanpage vào ô Facebook Page URL. Sau đó chỉnh sửa chiều rộng (Width), chiều cao (Height) và màu sắc...cho box fanpage. Sau đó tích vào các ô mà bạn muốn chọn và Box like fanpage sẽ xuất hiện như trong hình 3.

Cách chèn box like fanpage vào website, blog
Hình 3: Cách tạo box like fanpage

Bước 2:  Bạn bấm Get code. Bạn chọn IFRAME như hình 4. Sau đó copy đoạn code vào website, blog wordpress hay bloger:

Cách chèn box like fanpage vào website, blog
Hình 4: Nhấn Get code và chọn IFRAME

Bước 3: Để dán đoạn code IFRAME vào Blogger bạn vào Bố cục (Layout) ===> Thêm tiện ích (Add a Gadget) ===> HTML/Javascript

Cách chèn box like fanpage vào website, blog

Cách chèn box like fanpage vào website, blog
Để dán đoạn code IFRAME vào Wordpress bạn vào Appearance ===> Widgets ===> Text

Cách chèn box like fanpage vào website, blog

Như vậy là bạn đã biết cách chèn box like fanpage và website, blog rồi đấy.

Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng





Cách thêm nút like, tweet, +1, share vào cuối bài viết

Có nhiều bạn hỏi cách thêm nút like, tweet, +1, share vào cuối bài viết nên hôm nay mình xin hướng dẫn cách thêm nút like, share, +1, tweet như sau:

B1: Vào Blogspot => Mẫu (Templates) => chỉnh sửa HTML (Edit HTML).

B2: Tìm đoạn code <div class='post-footer-line post-footer-line-3'>  (Mẹo để tìm đoạn code này nhanh là bạn Ctrl + F rồi dán đoạn code trên vào và enter).

B3: Dán đoạn code sau vào dưới dòng code <div class='post-footer-line post-footer-line-3'>:

<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;item&quot;'>
                      <div style='border-top:3px solid #bbb;border-bottom:1px solid #bbb;width:100%;height:24px;text-align:left;font:normal 11px Arial;color:#333;margin:10px 0;padding:10px 0 5px'>
                        <div style='float:left;padding:1px 0;margin-right:15px;font:bold 13px Arial;color:#666'>
                          <strong>
                            LIKE and Share this article:
                          </strong>
                          : 
                        </div>
                        <div class='addthis_toolbox addthis_default_style '>
                          <a class='addthis_button_facebook_like' fb:like:layout='button_count'/>
                          <a class='addthis_button_tweet'/>
                          <a class='addthis_button_google_plusone' g:plusone:size='medium'/>
                          <a class='addthis_counter addthis_pill_style'/>
                        </div>
                        <script src='http://s7.addthis.com/js/250/addthis_widget.js#pubid=ra-4f57432236fb4dee' type='text/javascript'/>
                      </div>

                    </b:if>

cach them nut like tweet +1 share vao cuoi bai viet

B4: Lưu lại và kiểm tra thử xem được như hình bên dưới chưa nhé: 

Cách thêm nút like, tweet, +1, share vào cuối bài viết

Như vậy là bạn đã biết cách thêm nút like, tweet, +1, share và cuối bài viết rồi đấy.

Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng




[Thủ thuật] Cách viết chữ to trên facebook

Qua nay trên News Feed Facebook của mình liên tục xuất hiện những chữ to trên facebook có màu xanh như hình sau:

[Thủ thuật] Cách viết chữ to trên facebook

Vậy làm cách nào để có thể vừa viết chử to và chèn được link website vào như vậy? Rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau: Vào https://www.facebook.com/notes/ và tạo Note, trong phần tiêu đề bạn muốn đặt tên thế nào cũng được và trong phần nội dung bạn copy đoạn mã sau vào <div class="_5k3v _5k3w clearfix"><div><p><big><big><big><big><b><big><b><b><a href="http://www.thieukimtrong.com">Thiều Kim Trọng</a></b></b></big></b></big></big></big></big></p></div></div> . Sau đó bạn thay link bạn muốn đưa và điền text bạn muốn đưa vào

[Thủ thuật] Cách viết chữ to trên facebook
Sau khi đã điền đầy đủ thì bạn nhấn nút Preview xem thử được chưa nhé. Rồi nhần nút Publish là xong rồi đấy.

[Thủ thuật] Cách viết chữ to trên facebook

Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng




Tag : ,

Ebook B2B Marketing – Tiếp thị giữa các tổ chức

Ebook B2B Marketing – Tiếp thị giữa các tổ chức
GIỚI THIỆU:
Thuật ngữ “ B2B Marketing – Tiếp thị giữa các tổ chức” là khái niệm chuyển tải từ  thuật ngữ Business to Business Marketing. Hiện nay trong các khoa Quản Trị Kinh Doanh hay Marketing của các trường đại học ở Việt Nam, thuật ngữ này vẫn được dịch là tiếp thị công nghiệp. Thực tế về tên gọi của môn học/ hay ngành này trên thế giới đã có sự  thay đổi khá lớn từ khi xuất hiện. Đầu tiên là thuật ngữ “Industrial Marketing” (tiếp thị công nghiệp) là dùng để chỉ việc/ quá trình tiếp thị các sản phẩm mang tính chất công nghiệp như các hệ thống máy móc/trang thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp. Sau đó, vào thập niên 70, 80, 90 khoa học tiệp thị đã có những thay đổi khá lớn. Về tên gọi, rất nhiều giáo trình (text book), tạp chí, tổ chức chuyên ngành đã đổi tên từ ” Industrial Marketing” thành “Business to Business Marketing” hay đơn giản là “Business Marketing”. Sự thay đổi tên cho thấy triết lý tiếp thị căn bản đã thay đổi. Ở đây không còn bó hẹp trong các sản phẩm hay khách hàng công nghiệp (industrial) mà mở rộng ra cho tất cả các khách hàng tổ chức/ kinh doanh (các business). Vì vậy trong cuốn sách này chúng tôi mạnh dạn sử  dụng thuật ngữ “ B2B Marketing – Tiếp thị giữa các tổ chức” để thay thế cho thuật ngữ  “tiếp thị công nghiệp” đã được sữ dụng từ lâu.

Cách lấy link dofollow từ diễn đàn (P1)

Hôm nay, TKT xin hướng dẫn bạn cách lấy link dofollow từ diễn đàn. Như bạn biết đấy, hiện nay các diễn đàn bbcode url được để chế độ nofollow. Vậy, cách lấy link dofollow như thế nào? Câu trả lời nằm ở 2 hình sau :).

Bbcode url khi đi link bình thường sẽ như sau: [url="link của bạn"] từ khóa [/url]


Cách lấy link dofollow từ diễn đàn

Để có được link dofollow khi đi link bạn sử dụng đoạn bbcode sau: [urldf="link của bạn"] từ khóa [/urldf]

cach lay link dofollow tu dien dan

Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng


Cách cài đặt Google Analytics cho website, Blog (P1)

Như bạn biết đấy, Google Analytics là công cụ miễn phí của Google, Google Analytics giúp cho chủ website, blog...biết được khách đến từ đâu , thiết bị gì, dùng ngôn ngữ gì xem những trang nào, họ di chuyên giữa các trang như thế nào...Hôm nay, Thiều Kim Trọng xin hướng dẫn bạn cách cài đặt Google Analytics cho Website, Blog (P1) như sau:

Đầu tiên bạn vào link sau http://www.google.com.vn/analytics/ bằng tài khoản GMAIL và lấy mã Analytics để đưa vào website blogger. Cách lấy mã Analytics như sau:

cach cai dat google analytics cho website blog


Sau khi Click vào "Tạo tài khoản" thì ra hình như bên dưới và nhấn nút "Đăng ký" bạn nhé:

cach cai dat google analytics cho website blog

Sau khi bạn Click vào "Đăng ký" thì sẽ hiện ra 1 bảng như 2 hình bên dưới và bạn điền các thông tin cần thiết như trong hình và Click vào "Nhận ID theo dõi"

cach cai dat google analytics cho website blog
cach cai dat google analytics cho website blog

Sau khi Click vào Nhận ID theo dõi thì xuất hiện bảng sau (xem hình bên dưới) => Click vào "Tôi chấp nhận"

cach cai dat google analytics cho website blog

Sau khi bạn Click vào "Tôi chấp nhận" thì xuất hiện bảng sau:

cach cai dat google analytics cho website blog

Sau khi có đoạn mã như trong hình thì bạn copy đoạn mã đó vào phần code website, blog của bạn và đặt nó lên trên thẻ đóng </body>.
 Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đưa đoạn mã này vào Blogspot. Bạn Đăng nhập blog => Mẫu => Chỉnh sửa html => Ctrl + F (search thẻ </body> để tìm thẻ đóng </body>) => rồi copy đoạn code đó lên trên thẻ đóng </body> như hình sau:
cach cai dat google analytics cho website blog

Với những website thì bạn cũng đặt nó lên trên </body> nhé. Nếu gặp khó khăn thì bạn có thể nhờ coder gắn vào cho bạn nhé. 

Như vậy là bạn đã biết cách cài đặt Google Analytics cho website, blog rồi đấy. Cùng đón xem phần 2 nữa nhé :).

Chúc bạn thành công!
Thiều Kim Trọng








Chu kỳ sống/ vòng đời của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm : bao gồm 4 giai đoạn


a/ Giai đoạn giới thiệu :
Trong giai đoạn này, nhà sản xuất cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí để giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm.
Để thâm nhập vào thị trường, công ty cần phải tổ chức cho được một hệ thống tiêu thụ rộng khắp qua các cấp trung gian khác nhau rồi mới đến các người bán lẻ.
Khi mới thâm nhập vào thị trường, giá của sản phẩm nên được định thấp hơn giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường để thu hút khách hàng nhằm tăng nhanh doanh số, mở rộng thị phần.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cần phải hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của mình, nhằm tạo thêm niềm tin, cảm tình của khách hàng để có được chổ đứng lâu dài trên thị trường.
Trong suốt giai đoạn giới thiệu, việc định giá có thể là một công việc hơi khó khăn, đặc biệt là khi công ty đang tạm thời có được thế độc quyền. Trong trường hợp này, công ty không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nên không có điểm chuẩn cho mức giá mà khách hàng có thể trả, cũng như cho sự nhạy cảm của khách hàng trước sự chênh lệch về giá. Tuy nhiên, công ty có thể sử dụng giá sản phẩm thay thế của các đối thủ cạnh tranh gián tiếp làm điểm khởi đầu để ra quyết định về giá.
Quay trở lại phương trình tổng giá trị kinh tế. Tại đó, giá của phương án tốt nhất được nhận biết nhưng giá trị chênh lệch hiệu suất của sản phẩm mới lại không được nhận biết. Khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc ước lượng giá trị một sản phẩm mới mẻ và khác biệt. Khách hàng cũng thiếu điểm chuẩn giá trị. Trong những trường hợp như vậy, công ty có thể dùng đến một trong những chiến lược sau:
+ “Hớt váng”. Một số khách hàng sẵn lòng trả tiền cho bất cứ thứ gì mới và độc đáo. Chiến lược này chỉ là ngắn hạn và chứa đựng một số mối nguy hiểm như đã trình bày ở phần trước.
+ Định giá thâm nhập. Giá thấp có thể mang lại những lợi ích sau: (1) giúp công ty đứng đầu về thị phần, (2) ngăn cản sự tham gia vào thị trường của đối thủ cạnh tranh, và (3) tạo nhu cầu trên diện rộng đối với sản phẩm.
+ Cộng thêm vào chi phí. Khi ở thế độc quyền, nhà sản xuất có thể quản lý giá của mình. Cộng thêm vào chi phí là một cách xác định mức giá đó. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thế độc quyền của sản phẩm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Các quyết định về giá trong giai đoạn giới thiệu không chỉ khó khăn mà còn rất quan trọng. Đặt giá quá cao cho một sản phẩm mới giới thiệu có thể giết chết sản phẩm đó, làm tổn hại đến công việc của nhiều nhân viên trong một thời kỳ phát triển dài.
b/ Giai đoạn tăng trưởng :
Đây là giai đoạn mà sản phẩm của Công ty đã có được lòng tin của khách hàng và số lượng hàng hoá bán ra ngày càng lớn đã làm giảm đáng kể chío phí và giá thành sản phẩm vì vậy, doanh thu và lợi nhuân tăng ca, thị phần ngày càng phát triển.
Mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là xâm nhập vào những thị trường mới hay len lỏi vào những đoạn mới của những thị trường đã có. Đồng thời không ngừng cũng cố và hoàn thiện chất lượng cũng như tính năng của sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận.
Giá cả ở giai đoạn này có thể vẫn giữ ở mức cũ hoặc có thể áp dụng các biện pháp khuyến mãi nếu như công ty đã đạt được doanh số và lợi nhuận cao và bù đắp được cho chi phí của giai đoạn trước.
Đặc trưng của giai đoạn phát triển được thể hiện qua doanh số bán theo đơn vị sản phẩm ngày càng tăng và thôi thúc sự quan tâm của khách hàng. Trong giai đoạn này, công ty nên định giá như thế nào? Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa xuất hiện (điều hiếm khi xảy ra) thì định giá “hớt váng” là phù hợp. Nhưng đối tượng khách hàng của định giá “hớt váng” rất hẹp. Đã đến lúc công ty phải giảm giá dần, tiếp cận các phân khúc thị trường khác nhạy cảm về giá hơn.
Một nhà sản xuất có được vị trí hàng đầu trên đường cong kinh nghiệm cũng sẽ muốn giảm giá dần trong giai đoạn này. Chiến lược này sẽ duy trì lợi nhuận doanh số bán theo đơn vị sản phẩm và ngăn cản các đối thủ nhập cuộc sau. Một số đối thủ sẽ bị lỗ hoặc thua cuộc.
c/ Giai đoạn chín muồi  ( bão hòa ):
Là giai đoạn mà khối lượng hàng hóa bán ra đã lên đến đỉnh điểm và không thể tăng cao hơn nữa, bắt đầu có hiện tượng ứ động ở các kênh phân phối, doanh thu giảm dần.
Ở giai đoạn này , công ty cần phải hạ giá bán sản phẩm đến mức tối đa để có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa còn tồn động.
Ngoài ra, cần phải cải tiến chất lượng sản phẩm và bao bì hoặc nhãn hiệu nhằm vực dậy uy tín của sản phẩm, tăng cường khâu quảng cáo và các khâu dịch vụ hơn nữa.
Vào giai đoạn chín muồi, sự tăng trưởng doanh số bán theo đơn vị sản phẩm đang chững lại và các đối thủ cạnh tranh còn lại đang cố tìm cách làm cho sản phẩm của họ trở nên khác biệt. Trong suốt giai đoạn này, người bán cung cấp những phiên bản khác nhau của sản phẩm, mỗi phiên bản đều cố chiếm giữ một phân khúc thị trường được nhắm đến. Giá là một trong những yếu tố được dùng trong chiến lược này (ví dụ: bằng cách phát triển và định giá các phiên bản tốt, tốt hơn và tốt nhất để mở rộng dòng sản phẩm).
d/ Giai đoạn suy thái :
Giai đoạn này là giai đoạn lượng hàng hóa bán ra bị giản sút nghiêm trọng, doanh số, thị phần và lợi nhuận đều bị giảm mạnh và có nguy cơ dẫn đến phá sản. Lúc này công ty cần phải mạnh dạn quyết định ngưng sản xuất ngay mặt hàng này và có kế hoạch từng bước tung ra sản phẩm mới theo kiểu chiến lược “ Gối Đầu” các chu kỳ sống của sản phẩm nếu thấy hàng hóa bị ứ động nhiều dù đã cải tiến sản phẩm, giảm giá bán, tăng cường quảng cáo, dịch vụ…
Giai đoạn này thể hiện sự cạnh tranh rõ nét nhất. Tổng mức cầu cho sản phẩm lúc này sụt giảm rõ rệt, có lẽ vì sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế hoặc vì sự bão hòa của thị trường. Dù bất cứ trường hợp nào, công ty cũng có thể thấy tình trạng doanh số bán theo đơn vị sản phẩm tiếp tục giảm. Một số công ty buộc phải từ bỏ hoàn toàn công việc kinh doanh, một số khác cố gắng giành giật công việc kinh doanh từ các đối thủ. Mọi người đang cố giành lợi nhuận càng nhiều càng tốt từ một thị trường đang thu nhỏ. Các chiến thuật về giá ở giai đoạn này bao gồm:
+ Giảm giá, nhưng làm việc thêm giờ để giảm chi phí sản xuất. Thành công trong việc giảm chi phí sản xuất sẽ duy trì được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu khá tốt.
+ Tăng giá trên một số ít đơn vị sản phẩm còn lại trong kho hàng tồn. Điều này có vẻ giống như một cách xua đuổi khách hàng, nhưng có thể còn một số ít khách hàng vẫn trông cậy vào những sản phẩm đó. Điều này đặc biệt đúng đối với các phụ tùng thay thế. Ở đây, người bán hy vọng rằng giá cao hơn sẽ bù đắp cho lượng mua hàng ít hơn. Khi hết hàng tồn, dòng sản phẩm đó chấm dứt.
Định giá là một trong những điểm chính yếu của chiến lược và sự thành công của công tác marketing. Công ty đang ra quyết định về giá như thế nào? Những quyết định này có phù hợp với giai đoạn hiện tại trong vòng đời sản phẩm không? Phương pháp định giá đáng tin cậy nhất là thấu hiểu những đánh giá của khách hàng, vì việc họ đánh giá sản phẩm của công ty như thế nào so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế có ý nghĩa quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác.

Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là việc sử  dụng điện thoại, thư  điện tử  và những công cụ tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ  những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng.
Hầu hết các công ty chủ yếu  dựa vào quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng cá nhân. Họ sử  dụng quảng cáo, quan hệ công chúng để tạo nhận thức, quan tâm và sự  ưa thích, khuyến mãi để kích thích mua và bán hàng cá nhân để tiếp cận bán. Marketing trực tiếp là để dẫn đến bán hàng trực tiếp không qua trung gian.
1. Lợi ích của Marketing trực tiếp (direct marketing)
Hiện nay, do sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc, các doanh nghiệp có thể sử  dụng nhiều cách thức để giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, công ty dịch vụ, công ty bán hàng qua catalog, và cả các tổ chức phi lợi nhuận đều sử  dụng Marketing trực tiếp (Direct Marketing).
Marketing trực tiếp mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu thụ. Những người đặt hàng qua kênh thư  điện tử  cho rằng mua hàng qua thư  điện tử thì vui, tiện lợi, và không bị quấy rối (phiền nhiễu). Cách thức này tiết kiệm thời gian. Họ có thể lựa chọn tại nhà qua những catalog giới thiệu về hàng hóa và những cách sống mới. Họ có thể nhận quà mà không cần rời nhà. Những khách hàng công nghiệp cũng có nhiều thuận lợi. Họ có thể hiểu biết nhiều sản phẩm và dịch vụ mà không cần tốn thời gian gặp nhân viên bán hàng.
Marketing trực tiếp đã cung cấp lợi ích cho người bán:
  • Cách thức này có thể lựa chọn nhiều khách hàng tiềm năng tốt hơn.
  • Thông điệp bán được cá nhân hóa và khách hàng hóa.
  • Marketing trực tiếp có thể xây dựng những quan hệ liên tục với mỗi khách hàng.
  • Có thể đến với khách hàng tiếm năng vào những thời điểm thích hợp và được tiếp nhận nhiều hơn.
  • Qua Marketing trực tiếp có thể thử  nghiệm những thay đổi về cách quảng cáo, tiêu đề, giá, lợi ích,…
  • Đối thủ cạnh tranh không xem được những chiến lược của công ty dành riêng cho khách hàng.
  • Đánh giá được hiệu quả vì có thể đo lường phản ứng của khách hàng.
2. Mục tiêu của Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Mục tiêu của Marketing trực tiếp (Direct Marketing) muốn đạt được là làm khách hàng tiềm năng mua ngay. Sự  thành công của một chiến dịch thể hiện qua tỉ lệ đáp ứng (response rate).
Ngoài ra, Marketing trực tiếp (Direct Marketing) còn có những mục tiêu sau:
  • Tác động đến nhận thức và dự định mua sau đó của khách hàng.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên bán hàng.
  • Gữi những thông điệp nhấn mạnh đến hình ảnh và sự ưa thích công ty.
  • Thông tin và hướng dẫn khách hàng để chuẩn bị cho lần mua sau.
3. Một số hình thức của Marketing trực tiếp (Direct Marketing):
  • Marketing qua catalog (Catalog marketing): nhiều công ty dùng hình thức bán hàng qua thư điện tử  sau khi họ phát hành ra catalog. Nội dung của Catalog có thể bổ sung thông tin chi tiết về đặc trưng của Catalog, về sản phẩm, bộ sưu tập hàng mẫu, số hotline để giải đáp thắc mắc, quà tặng, giảm giá…
  • Marketing qua thư trực tiếp (Direct_Mail Marketing): trong đó có thư, mẫu quảng cáo nhỏ, phim, số điện thoại miễn phí…
  • Marketing tư xa qua điện thoại (TeleMarketing): là một công cụ quan trọng trong Marketing trực tiếp (direct marketing) và đang được sử dụng ngày càng nhiều. Khách hàng dùng điện thoại và gọi số điên thoại miễn phí để đặt mua hàng.
  • Marketing trực tiếp trên các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí và tạp chí.
  • Marketing tận nhà (Door to Door Leaflet Marketing) đây là hình thức Marketing được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm tiêu dùng (Fast Food Industries). Hình thức này tập trung hoàn toàn theo vùng.
  • Quảng cáo có hồi đáp (Direct response television marketing) có hai hình là thức hợp đồng dài hạn (long form) và hợp đồng ngắn hạn (short form) Long form là hình thức sử dụng một khoản thời gian dài (khoản 30 phút) để mô tả sản phẩm thật chi tiết và short form sử dụng khoản thời gian quảng cáo ngắn (30 giây hay 1 phút) để hỏi những phản hồi của khách hàng tức khắc bằng cách gọi điện thoại hiện trên màn hình hoặc vào Website.
  • Phiếu thưởng hiện vật (Couponing) là hình thức sử dụng các pương tiện truyền thông được in ra để lấy thông tin phản hồi từ người đọc bằng những phiếu giảm giá cắt ra để đổi lấy tiền chiết khấu
  • Bán hàng trực tiếp (Direct selling) là hình thức bán hàng đối mặt (Face to face) với khách hàng thông qua các nhân viên bán hàng.
4. Các yếu tố quyết định sự thành công của marketing trực tiếp (Direct Marketing):
Trong tiếp thị kiểu tuyền thống, ta thường nói đến Marketing hỗn hợp bao gồm 4P đó là: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion). Đối với tiếp thị trực tiếp, tương tự sẽ có 6 yếu tố quan trọng sau:
Cơ sở dữ liệu (Database)
Điều cần nhớ đầu tiên là cơ sở dữ liệu khách hàng phải dựa trên cơ sở “con người” chứ không phải trên cơ sở “công ty” hay là “thương vụ”. Phải lập dữ liệu trên cơ sở “con người” vì đó là đối tượng mà bạn “giao lưu”, “thuyết phục”, “lấy cảm tình”, xây dựng lòng trung thành…
Nói về “con người”, những thông tin bạn cần sẽ nằm trong 4 nhóm dưới đây:
  • Thông tin cá nhân: họ, tên, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số con, nghề nghiệp, chức vụ trong công ty.
  • Thông tin địa chỉ: số nhà, tên đường, quận, thành phố, địa chỉ công ty, số điện thoại, số fax, địa chỉ mail.
  •  Thông tin tài chính: mức thu nhập, khả năng thanh toán, số tài khoản, uy tín trong công việc trả tiền, số lần đặt hàng và số lần trả tiền mua hàng,…
  • Thông tin hoạt động: thói quen mua sắm, những lần tiếp xúc với bạn, các lần khiếu nại, các trường hợp khiếu nại đã được xử lý như thế nào,…
Lời chào hàng (Offer)
Là lời đề nghị bạn đưa ra đối với khách hàng tiềm năng. Lời chào hàng bao gồm chi tiết về sản phẩm hoặc loại dịch vụ, giá bán, các ưu đãi đặc biệt, những lợi ích mang lại cho người tiêu dùng,…Nói cách khác, chào hàng là nội dung chính của những gì bạn đề nghị và tin rằng nó đáp ứng được những gì khách hàng cần, khách hàng muốn. Ví dụ “cơ hội để du lịch 5 nước Châu Âu trong 15 ngày đêm chỉ với 2.000 USD”
Sáng tạo (Creative)
Nếu nói lời chào hàng là nội dung của những gì bạn đề nghị với khách hàng, thì sáng tạo (creative) là hình thức của lời chào hàng đó, nó bao gồm cách trình bày, hình ảnh, lời văn, kỹ thuật in ấn.
Phương tiện truyền thông (Media)
Nếu như trong Marketing truyền thống phương tiện truyền thông được dùng chủ yếu là báo chí, radio, TV thì trong tiếp thị trực tiếp thì phương tiện truyền thông chủ yếu được dùng là gửi thư trực tiếp, gọi điện thoại, và với công nghệ thông tin bây giờ thì còn có email, và internet…
Tổ chức thực hiện (Organizing)
Nói về tổ chức thực hiện là nói về các công việc phải làm, trình tự tiến hành và tính toán tiến độ thời gian sao cho mọi việc diễn ra êm xuôi, đúng kế hoạch. So với tiếp thị kiểu truyền thống thì người làm tiếp thị trực tiếp có phần thuận lợi hơn trong việc kiểm soát nội dung và thời gian: bạn muốn gửi 1 tờ hay 10 tờ, muốn gửi ngày đầu tháng hay cuối tháng cũng được, v.v… Điều này không dễ dàng khi bạn muốn  đăng trên báo hoặc TV, vì còn phụ thuộc lịch trình của tờ báo hoặc đài truyền hình.
Tổ chức thực hiện (Organizing)
Muốn làm tiếp thị trực tiếp thành công thì gửi đúng người là yếu tố quan trọng nhất, sau đó mức hấp dẫn của lời chào hàng đứng nhì, rồi mới đến sự sáng tạo và yếu tố thời gian. Mọi lời đề nghị hấp dẫn, trình bày độc đáo đều vô nghĩa nếu bạn gửi đến địa chỉ sai. Mọi ý tưởng Marketing tuyệt vời sẽ là vô nghĩa nếu không biến thành hành động, cho nên công việc tổ chức thực hiện là thiết yếu để đưa các chương trình tiếp thị trực tiếp đến thành công.
Dịch vụ khách hàng (Customer Service) và Call center 
Mọi nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp là để đạt mục tiêu cuối cùng là khách hàng đồng ý đặt hàng, bỏ tiền ra mua hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu như lúc khách hàng gọi đến công ty bạn không có người bốc máy, hoặc cách trả lời không nhiệt tình, hoặc hàng hoá không còn đủ để giao, hoặc giao hàng chậm trễ, các thanh toán nhiêu khê phiền phức, thì công sức của bạn đã làm cho tiếp thị trực tiếp có thể đổ sông, đổ biển. Tất cả những điều vừa nêu nằm trong khái niệm gọi là “dịch vụ khách hàng”.
Để có thể phục vụ khách hàng tốt các công ty phải biết tiên liệu, dự kiến trước những trục trặc có thể xảy ra để có biện pháp phòng tránh trước. Địa chỉ có thể bị lỗi do đánh máy sai, đường dây điện thoại có thể bận, bao bì có thể bị rách làm thất thoát hàng hoá, tất cả những sơ suất đó đều có thể gây ra sự bực mình ở khách hàng, đặc biệt nếu đối tượng khách hàng là cao cấp hoặc hàng hoá là loại đắt tiền. Tiền bỏ ra để làm tốt dịch vụ khách hàng phải được xem là đầu ta chứ không phải là chi phí. Có thể nói chi tiêu cho dịch vụ khách hàng là đầu tư mang lại lợi ích lâu bền nhất cho mọi thương hiệu, mọi công ty.
Chính vì thế trong mỗi chương trình tiếp thị trực tiếp luôn luôn gắn liền với một số điện thoại. Chúng ta có thể gọi đó là đường dây nóng, đường dây tư vấn khách hàng, đường dây hỗ trợ, vv… Nếu công ty lớn như công ty bảo hiểm nhân thọ chẳng hạn, thì có thể có hàng chục, đến hàng trăm điện thoại viên, luôn luôn trực 24/24 để sẵn sàng giải đáp, hướng dẫn hoặc gọi đi để nhắc nhở chăm sóc. Hệ thống như vậy giới chuyên môn gọi là “Call center”.

- Copyright © Khùng and Kun - Skyblue - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -